Tìm hiểu về ngũ hành sinh khắc và ứng dụng trong cuộc sống

20-03-19 680

Ngũ hành là gì, thế nào là ngũ hành tương sinh tương khắc hay ứng dụng của ngũ hành trong đời sống ra sao hãy cùng chuyên mục phong thủy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngũ hành là gì?

Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương.

Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.

Tìm hiểu về ngũ hành sinh khắc và ứng dụng trong cuộc sống

Tìm hiểu về ngũ hành sinh khắc và ứng dụng trong cuộc sống

Vậy ngũ hành là gì? Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ từ “dương biến âm hợp” sinh ra. Ngũ hành vô hình ở dạng khí, hữu hình ở dạng hình thể của các vật các loại.

Thuyết Ngũ hành theo thuyết duy vật cổ đại có 5 vật chất tạo nên thế giới, có sự tương sinh, tương khắc với nhau bao gồm: Nước (hành Thủy), đất (hành Thổ), lửa (hành Hỏa), cây (hành Mộc), Kim loại (hành Kim).

2. Ngũ hành tương sinh tương khắc

Giữa các ngũ hành tồn tại quy luật tương sinh, tương khắc. Giống như âm dương, tương sinh, tương khắc là hai mặt gắn liền với nhau của sự vật. Không có sinh thì sự vật không thể phát sinh và phát triển: không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng và điều hoà của sự vật trong quá trình phát triển và biến hóa. Trong ngũ hành sinh, khắc có mối quan hệ tương sinh hai mặt: cái sinh ra tôi và cái tôi sinh ra; mối quan hệ tương khắc cũng có hai mặt : cái khắc tôi và cái tôi khắc.

Ngũ hành tương sinh

  • Mộc sinh hỏa: vì mộc tính ôn, ấm áp tức hỏa ẩn phục bên trong , xuyên thủng mộc sẽ sinh ra hỏa. Vì vậy mà nói mộc sinh hỏa.
  • Hỏa sinh thổ: vì hỏa nóng cho nên đốt cháy mộc. Cháy hết biến thành tro tức là thổ. Cho nên nói hỏa sinh thổ.
  • Thổ sinh kim: vì kim ẩn tàng, vùi lấp trong đá, trong núi. Có núi tất có đá, vì vậy nói thổ sinh kim
  • Kim sinh thủy: vì khí của thiếu âm ( khí của kim) chảy ngầm trong núi tức kim sinh ra thuỷ. Vì vậy làm nóng chảy kim sẽ biến thành thuỷ, nên nói kim sinh thuỷ.
  • Thuỷ sinh mộc: nhờ thuỷ ôn nhuận làm cho cây cối sinh trưởng, nên nói thủy sinh mộc.

Ngũ hành tương khắc

Ngũ hành tương khắc lẫn nhau đó là bản tính của trời đất : thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim ; kim khắc mộc ; mộc khắc thổ ; thổ khắc thuỷ. Mối quan hệ sinh, khắc của ngũ hành. Ngũ hành tương sinh theo quan hệ tuần hoàn ; tương khắc theo quan hệ khắc cách ngôi.

Điều nên và điều kỵ của ngũ hành sinh khắc, chế hóa.

Ngũ hành không những có sinh, có khắc, bổ trợ cho nhau mà còn khống chế lẫn nhau. Ngoài ra còn có mặt thái quá và mặt bất cập. Điều đó làm cho việc dự đoán trở nên phức tạp. Trong quá trình học tập muốn nắm vững mối quan hệ đối lập thống nhất này thì cần phải nắm vững những điều nên và những điều kỵ để linh hoạt vận dụng.

Kim

  • Kim : Kim vượng gặp hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.
  • Kim có thể sinh thuỷ, nhưng thuỷ nhiều thì kim chìm; kim tuy cứng nhưng cũng có thể bị thuỷ dũa cùn.
  • Kim có thể khắc mộc. Nhưng mộc cứng thì kim bị mẻ; mộc yếu gặp kim tất sẽ bị chặt đứt.
  • Kim nhờ thổ sinh, nhưng thổ nhiều thì kim bị vùi lấp ; thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ biến thành ít.

Hỏa

  • Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau
  • Hỏa có thể sinh thổ, nhưng thổ nhiều thì hỏa ám; hỏa mạnh gặp thổ sẽ bị dập tắt
  • Hỏa có thể khắc kim, nhưng kim nhiều thì hoả tắt; kim yếu gặp hỏa tất sẽ nóng chảy.
  • Hỏa nhờ mộc sinh, mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh ; tuy mộc có thể sinh hỏa nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt cháy.

Thủy

  • Thuỷ : Thuỷ vượng gặp thổ sẽ thành ao hồ.
  • Thuỷ có thể sinh mộc, nhưng mộc nhiều thì thủy co lại; thuỷ mạnh khi gặp mộc thì khí thế của thuỷ yếu đi.
  • Thuỷ có thể khắc hỏa, nhưng hỏa nhiều thuỷ khô; hỏa nhược gặp thuỷ rất bị dập tắt.
  • Thủy nhờ kim sinh, nhưng kim nhiều thì thủy đục ; kim có thể sinh thuỷ nhưng khi thuỷ nhiều thì kim lại bị chùn xuống.

Thổ

  • Thổ: thổ vượng gặp mộc thì việc hanh thông.
  • Thổ có thể sinh kim nhưng kim nhiều thì thổ trở thành ít; thổ mạnh gặp kim thì sẽ khống chế được thổ ùn thành đống.
  • Thổ có thể khắc thuỷ nhưng thủy nhiều thì thổ bị trôi ; thuỷ nhược mà gặp thổ tất sẽ bị chắn lại.
  • Thổ nhờ hỏa sinh, nhưng hỏa nhiều thì thổ bị đốt cháy; hỏa có thể sinh thổ, nhưng nếu thổ nhiều thì hỏa bị tàn lụi.

Mộc

  • Mộc: Mộc vượng gặp kim sẽ trở thành rường cột.
  • Mộc sinh hỏa, nhưng hỏa nhiều thì mộc bị đốt ; mộc mạnh gặp hỏa thì mộc trở thành yếu.
  • Mộc khắc thổ, nhưng thổ nhiều thì mộc bị lấn át ; thổ yếu gặp mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ.
  • Mộc nhờ thuỷ sinh, nhưng thuỷ nhiều thì mộc bị dạt trôi ; thuỷ có thể sinh mộc ; nhưng mộc nhiều thì thủy bị co lại
Ứng dụng của ngũ hành với đời sống

Ứng dụng của ngũ hành với đời sống

3. Ứng dụng của ngũ hành với đời sống

Ứng dụng của ngũ hành trong y học

Theo y học cổ truyền, 5 yếu tố mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ là 5 vật chất cơ bản cấu thành nên hệ tự nhiên, gọi là ngũ hành.

  • Mộc: gỗ – ứng với mùa xuân, tuổi thơ. Trên cơ thể con người, mộc ứng với gan.
  • Hoả: lửa – ứng với mùa hè, tuổi trẻ. Trên cơ thể con người, hoả ứng với tim.
  • Thổ: đất – ứng với mùa mưa, tuổi trưởng thành. Trên cơ thể con người, thổ ứng với dạ dày.
  • Kim: kim loại – ứng với mùa thu, tuổi trung niên. Trên cơ thể con người, kim ứng với phổi.
  • Thuỷ: nước – ứng với mùa đông, tuổi già. Trên cơ thể con người, thủy ứng với thận.

Sự thay đổi theo từng mùa sẽ liên quan mật thiết đến tính khí và cơ thể. Mùa xuân và mùa hè ngày dài hơn, khí vận tăng dần nên da trở nên mau mệt mỏi và cằn cỗi sau một ngày dài, rất mẫn cảm với các yếu tố gây kích ứng. Chăm sóc da là cần giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng và cân bằng độ ẩm.

Vì vậy thời điểm này không thích hợp sử dụng những mỹ phẩm chứa nhiều chất dầu (vì chất dầu sẽ làm cản trở sự hô hấp của da). Những mỹ phẩm dạng gel trong có thể giúp hạn chế việc sử dụng chất dầu. Những mỹ phẩm chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp bảo vệ da, giữ cho da sạch nên khi thoa đem lại cảm giác mát mẻ cho da. Những ngày xuân hè, làn da luôn có sắc diện hồng hào nên chỉ cần trang điểm nhẹ cũng làm đẹp cho con người.

Mùa thu đông ngày ngắn hơn, da dễ bị trạng thái trì trệ, chậm chạp của đêm dài làm mất đi vẻ tươi tắn, trẻ trung. Do thời tiết, da cũng dễ bị khô, bị dày lớp sừng tế bào chết. Do vậy cần bổ sung tối đa mỹ phẩm cung cấp chất tạo ẩm và chất dinh dưỡng nuôi da. Thường xuyên lấy đi lớp tế bào chết để da không bị lão hoá, không bị nhăn già. Mùa thu đông cần những tông màu trang điểm nóng và mạnh để làm ấm lên không khí chung quanh.

Ứng dụng của ngũ hành với sắc màu đời sống

  • Màu sắc trang trí trong ngôi nhà luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với người Việt Nam, vì chính màu sắc sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái, tự tin, lấy lại sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi ở bên ngoài.
  • Màu sắc của từng bộ phận trong và ngoài ngôi nhà phải được phối một cách hài hoà tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh, với tâm lý tình cảm, sở thích…
  • Màu sắc cũng được phân loại trong thuyết âm dương ngũ hành. Các màu nóng như đỏ – cam – vàng là “màu dương”. Các màu lạnh như xanh dương – xanh lá cây là “màu âm”.

Màu xanh tượng trưng cho mộc, màu hồng tượng trưng cho hỏa, màu vàng tượng trưng cho thổ, màu trắng tượng trưng cho kim và màu tối tượng trưng cho thủy.

Ứng dụng tính tương sinh và tương khắc, những người thuộc mộc của ngũ hành, ngoài việc có thể chọn màu mộc (xanh) để sử dụng còn có thể dùng màu thủy (xanh đậm) vì thủy sinh mộc và kiêng dùng màu trắng vì trắng là màu của kim mà kim lại khắc mộc.

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau:

  • Thuỷ và Mộc = Đen và Xanh lục.
  • Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
  • Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
  • Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
  • Kim và Thuỷ = Trắng và Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp:

  • Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
  • Thuỷ và Hoả = Đen và Đỏ.
  • Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
  • Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
  • Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Bài viết trên của dudoanhomnay đã gửi đến độc giả các thông tin về ngũ hành tương sinh tương khắc và các ứng dụng của nó trong cuộc sống hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống hàng ngày nhé!